Nhà tâm lý học Liane Davey,íquyếtgiữhòakhívớisếpvàthăngtiếntrongsựnghiệ tác giả bài báo Phải làm gì nếu sếp không thích bạn?cho Harvard Business Review, đã giải thích tầm quan trọng của việc cải thiện mối quan hệ này, đặc biệt khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên có thể là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống công sở. Dưới đây là những cách Davey gợi ý để giữ hòa khí với cấp trên.
1. Thể hiện năng lực của bạn
Theo Davey, một trong những lý do chính khiến bạn không hòa thuận với sếp là họ không tin tưởng bạn. Điều này khiến họ chỉ giao cho bạn những nhiệm vụ nhỏ mà không mang lại cơ hội phát triển hoặc chứng minh giá trị bạn có thể đem lại.
Đây là lý do làm việc chăm chỉ và chính xác đóng vai trò quan trọng. Nhưng bạn cũng cần học cách giao tiếp, tìm hiểu những gì bạn được mong đợi và những gì sếp đang tìm kiếm ở một nhân viên. Theo thời gian, bạn sẽ hình thành ý tưởng tốt hơn về cách bạn có thể lấy được lòng tin từ họ.
Davey khuyên bạn nên đặt câu hỏi, vì điều này sẽ chứng minh thêm cho sếp thấy bạn chú ý và quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ ra sao.
2. Ghi nhận và điều chỉnh
Một điểm quan trọng khác là cần biết thừa nhận sai lầm khi được sếp chỉ ra. Tuy nhiên, bạn không nên dừng lại ở đó mà nên đề xuất các phương án để cải thiện. Đây là cách để chứng tỏ rằng bạn hiểu sai lầm mình đã mắc phải và đang suy nghĩ cách sửa chữa nó trong tương lai.
Theo Davey, thừa nhận sai lầm cho thấy bạn biết điều gì đã sai và xin lỗi là một dấu hiệu của sự khiêm tốn. Cái tôi của bạn đang được kiểm soát và bạn cho mọi người thấy thất bại sẽ không hủy hoại bạn. Bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết, hợp lý, để tiến về phía trước.
Mối quan hệ tốt đẹp với sếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của bạn. Ảnh: Resource Connection
3. Phát huy điểm mạnh của bản thân
Nhà tuyển dụng chắc chắn nhìn thấy điều gì đó ở bạn mà họ biết có thể mang lại giá trị cho công ty. Tuy nhiên, không ai hoàn hảo và luôn có điểm cần cải thiện. Cách cải thiện mối quan hệ với sếp là thể hiện bạn sẵn sàng làm việc với những người khác để tìm ra cách giải quyết những điểm yếu, đồng thời xây dựng kiến thức chuyên môn của bạn trong những lĩnh vực bạn có thế mạnh.
Thực hiện những hành động này cho thấy bạn quan tâm đến công việc của mình và mang lại kết quả tốt, đồng thời bạn là người dễ làm việc, cởi mở với các phản hồi cũng như phê bình mang tính xây dựng. Ngoài ra theo Davey, bạn nên tiếp cận với những người đã được sếp tin tưởng.
4. Cho thấy bạn có thể tin tưởng được
Đừng đến muộn, đừng bỏ dở nhiệm vụ và đừng trở thành kẻ buôn chuyện ở văn phòng, người không thể giữ bí mật hoặc bảo vệ thông tin nhạy cảm. Không ai muốn cảm thấy như họ không tin tưởng được vào đồng nghiệp. Hãy thể hiện mình là một người nhất quán và làm mọi thứ vì quan tâm đến chất lượng.
5. Trò chuyện với họ
Bạn sẽ không thể hòa thuận với sếp nếu họ không biết bạn, hay chỉ biết đến bạn khi bạn giao tiếp với họ và các đồng nghiệp khác.
Davey nói một chủ đề tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện với sếp là các vấn đề công việc. Sau đó, hãy nhìn xa hơn để tìm ra các lĩnh vực hai người cùng quan tâm, giúp tạo nên mối liên hệ sâu sắc hơn. Bạn sẽ cần chú ý đến những gì sếp thích ngoài công việc, những cuộc trò chuyện mà họ thấy thoải mái nhất và những chủ đề thu hút họ.
eBox là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống. Đăng ký vé ưu đãi eBox tại đây. |
Hướng Dương(Theo GQ India)
(biên tập:Kiến thức)